Tiến sĩ Lê Văn Tuấn và "Nền khoa học thức tỉnh loài người"

Với tầm hiểu biết sâu rộng, trí óc và sự lao động phi thường của một bậc thầy về khoa học thực nghiệm và tâm linh, Tiến sĩ Lê Văn Tuấn đã manh nha từ hàng chục năm trước về một nền khoa học kết hợp được cả khoa học đương đại hữu hình lẫn khoa học tâm linh vô hình.

Khoa học đương đại đã kiến tạo được vô vàn những thành tựu vẻ vang và rực rỡ nhưng lại đang hoàn toàn bất lực trước những thảm họa đến từ tự nhiên. Sự bất lực đó của khoa học là do chưa hiểu được tự nhiên, Vũ trụ và những quy luật siêu đẳng của nó.

Tiến sĩ Lê Văn Tuấn - tác giả của "Nền khoa học thức tỉnh loài người"

Sự xuất hiện của một nền khoa học mới, đã đưa đến cho con người khả năng phi thường đối thoại được với tự nhiên và giải mã mọi bí ẩn hữu hình cũng như vô hình của cuộc sống theo những quy luật tuyệt đối hoàn hảo, tuyệt đỉnh cao siêu của tự nhiên. Đó là nền Khoa học Toàn phần Thiên – Địa – Kinh của nhà Khoa học Lê Văn Tuấn. Với tầm hiểu biết sâu rộng, trí óc và sự lao động phi thường của một bậc thầy về khoa học thực nghiệm và tâm linh, Tiến sĩ Lê Văn Tuấn đã manh nha từ hàng chục năm trước về một nền khoa học kết hợp được cả khoa học đương đại hữu hình lẫn khoa học tâm linh vô hình.

Trong Thiên – Địa – Kinh, nhà khoa học Lê Văn Tuấn đã viện dẫn: “Bởi lẽ khi khoa học đang kiêu hãnh về sức mạnh chinh phục tự nhiên của con người, thì chính nhân loại lại đang hứng chịu biết bao thảm họa trước sức mạnh của cõi tự nhiên vô hình, và chợt nhận ra, họ chẳng biết gì về tự nhiên, vũ trụ quanh họ, kể cả về chính họ. Chúng ta sợ vô hình, vì chúng ta không biết gì về vô hình. Có phải con người có quá nhiều kiến thức như một số người vẫn quan niệm hay không? Chúng ta đang sống ở một nền văn minh mà tri thức khoa học của nó chưa đủ để khám phá, để hiểu, để nhận ra vô hình. Kiến thức mà khoa học đương đại đang sở hữu chỉ là kiến thức, tri thức hữu hình, nó chỉ phục vụ cho vạn vật hữu hình, nhưng đối với tâm thức tâm linh và thế giới vô hình thì nó mù tịt. Bởi vậy, chúng ta cần phải có một nền khoa học mới về những thế giới vô hình”. 

Tiến sĩ Lê Văn Tuấn (bìa phải) trong buổi ra mắt Trung tâm Unesco Khoa học nhân văn và Cộng đồng do ông làm giám đốc

Khoa học Toàn phần Thiên – Địa – Kinh ra đời là nhu cầu đòi hỏi của nhân loại để hiểu về chính họ, tìm một đường lối khoa học cụ thể để thoát ra khỏi cái hang tăm tối của tri thức phiến diện, những ủ mê một chiều của tín ngưỡng và những cảm nhận hay là sự diễn giải trừu tượng, phi khoa học đang bủa vây trói buộc họ. Đường lối khoa học siêu việt của Khoa học quy luật Thiên – Địa – Kinh là một nền văn minh mới mà trong đó đẳng cấp khoa học cao siêu của nó đủ sức dẫn dắt con người hiểu về tâm thức, nhận ra tâm linh là những thứ vô hình, tức là khoa học có đủ tầm cao để giúp con người nhận ra cái cao cả, cái vô hình của bản chất tự nhiên.

Ảo thuật khi chưa biết bản chất của nó thì người ta tưởng là phép thuật. Phép thuật khi người ta chưa biết về bản chất của nó thì cho đó là tiên thuật, là phép thánh hay là phù thủy. Nhưng biết ra thì cả ảo thuật lẫn phép thuật đều là khoa học ở một đẳng cấp cao. Tâm thức tâm linh cũng vậy, nếu không phải là khoa học cao siêu thì nó chẳng là gì cả, muôn loài vạn vật đã có mặt trong vũ trụ thì chính nó đã là khoa học vô cùng cao siêu. Nền khoa học mà Tiến sĩ Lê Văn Tuấn được phép chấp bút không chỉ là sưu tầm hay tổng hợp các câu chuyện về tâm linh mà là giải mã câu chuyện đó dưới ánh sáng của Khoa học Toàn phần Thiên – Địa – Kinh.

Tiến sĩ Lê Văn Tuấn cùng cố GS -TS Trần Văn Khê trong buổi ra mắt Trung tâm Unesco Khoa học nhân văn và Cộng đồng

Sự bế tắc, sự bất lực hiện hữu của khoa học vật chất chỉ có thể giải thoát bằng một nền văn minh mới và tương ứng với nó phải là một nền khoa học hoàn toàn mới. Nó phải trả lời được các câu hỏi to lớn và bí ẩn một cách minh bạch chứ không phải né tránh hay suy luận chủ quan của bất cứ cá nhân nào. Khoa học Toàn phần Thiên – Địa – Kinh đưa đến sự giải mã đầy đủ về các vấn đề cốt lõi, vốn đang bế tắc trong nền khoa học trước đây.

Không có khoa học, mọi cuộc cách mạng dù có thành công rồi cũng chỉ đưa đến khổ đau. Ai đó trong chúng ta đã từng nghĩ rằng, chúng ta đã biết quá nhiều kiến thức, nhưng không phải? Đó chỉ là những kiến thức về hữu hình, những cái mà khoa học đương đại nhìn thấy được. Vô hình điều khiển hữu hình. Lực đẩy vô hình điều khiển sự vật chuyển động. Quy luật vô hình điều khiển vũ trụ trường sinh. Một khi chúng ta chưa nhận diện được vô hình, là chừng ấy thời gian chúng ta chưa thể nắm bắt được số phận của mình trong cái tương quan với thế giới tự nhiên, một thế giới có âm dương, có cả vô hình lẫn hữu hình. Mọi câu hỏi sẽ có câu trả lời. Những câu hỏi mà nền khoa học này không trả lời được sẽ có một nền khoa học khác trả lời. Sự bất lực trước tự nhiên của nền khoa học hữu hình một phía chính là thời khắc thoát thai của nền văn minh mới. Nền khoa học mới phải đủ tiềm năng dẫn dắt con người trở thành loài người có trái tim vĩ đại và sức mạnh phi thường để có thể vượt qua những thảm họa kinh hoàng, trường tồn như Đấng tạo hóa và các Đấng sáng tạo bề trên mong muốn. Đó chính là lời hứa của bình minh, lời hứa của một tương lai rạng rỡ huy hoàng. Và khi đó, loài người thay vì khiếp sợ trước những thảm họa tự nhiên ập đến hay sợ hãi ngày tận thế, thì giờ đây lại bình tĩnh đón nhận nó, như đón nhận những phút giao thời, những tiếng chuông cuối cùng của một thời đại bế tắc, lạnh lùng của vật thể vật chất, sự bất lực và cô độc khi xa rời tự nhiên.

Tiến sĩ Lê Văn Tuấn tặng sách cho Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng

Nền Khoa học Toàn phần Thiên – Địa - Kinh không phải để cho sự thống trị bằng bạo lực chiến tranh, sức mạnh đồng tiền hay thuốc nổ, mà là nền khoa học đưa con người đến gần hơn bàn tay vạn năng của Tạo hóa – Nền khoa học thức tỉnh loài người.

Nguyên Nguyên

 

Lê Văn Tuấn