Đạo diễn Lê Hay cùng học trò tham gia Lễ hội "Nguyên Tiêu và Đêm Thơ Việt Nam" năm 2024
Tối 23 -2- 2024 (nhằm ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong không khí rộn ràng của mùa lễ hội, sự kiện "Nguyên Tiêu và Đêm Thơ Việt Nam" đã diễn ra thật trang trọng tại Công Viên Văn Lang, TPHCM với sự tham gia của rất nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng…
Sự kiện do Sở Văn hóa & Thể Thao TP.HCM phối hợp với Trung tâm Văn hóa TP.HCM tổ chức định kỳ hàng năm đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng văn nghệ và công chúng yêu thơ.
Các em thiếu nhi Sân khấu kịch Búp Sen Hồng biểu diễn cùng NSND Tạ Minh Tâm, diễn viên – đạo diễn Lê Hay và nhiều nghệ sĩ khác tiết mục "Thơ Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi qua những mùa trăng"
Điểm nhấn đặc biệt của chương trình năm nay là sự tham gia của các nghệ sĩ ngâm thơ nổi tiếng như NNƯT Thanh Nhàn, NNƯT Hà Thu cùng những nghệ sĩ có tên tuổi trong làng nghệ thuật như NS Hoàng Đức Tâm, NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Thanh Sử, NNƯT Ngọc Đặng, ca sĩ Quốc Đại, diễn viên – đạo diễn Lê Hay…
Tiết mục của NSND Tạ Minh Tâm và các em thiếu nhi Sân khấu kịch Búp Sen Hồng
Tham gia sự kiện lễ hội này còn có sự góp mặt của các em thiếu nhi đến từ Sân khấu kịch Búp Sen Hồng thuộc Nhà thiếu nhi Quận 11, TPHCM tạo nên một bức tranh văn hóa sôi động và đa dạng.
Trong tiết mục biểu diễn "Thơ Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi qua những mùa trăng", các em thiếu nhi đến từ Sân khấu kịch Búp Sen Hồng đã thể hiện một màn biểu diễn đầy cảm xúc, minh họa trong ca khúc "Tiếng hát từ thành phố mang tên Người". Đây là niềm vinh dự đối với các em khi được trình diễn chung sân khấu với những nghệ sĩ hàng đầu như NSND Tạ Minh Tâm và những nghệ sĩ lớn như NNƯT Ngọc Đặng, MC Chúc Linh, diễn viên – đạo diễn Lê Hay, MC Hoàng Sơn Giang, Nghệ nhân Thảo Vy – Tâm Phúc Linh, Nguyễn Thái Điền – Kim Xuân, nhóm múa Phương Việt và band nhạc dân tộc Gió Mới…
Đạo diễn Lê Hay ( bìa trái) cùng học trò tham gia Lễ hội "Nguyên Tiêu và Đêm Thơ Việt Nam" năm 2024
Sau nhiều năm không tham gia biểu diễn tại sân khấu, đây là lần trở lại đầu tiên của Lê Hay trong vai trò diễn viên. Anh cho biết, tham gia biểu diễn cùng các học trò nhí tại sự kiện lần này nhằm tôn vinh và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp đến các em thiếu nhi, và mong muốn khơi gợi tình yêu quê hương, đất nước, khuyến khích các thế hệ mầm non tương lai đất nước bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Đặc biệt là khuyến khích tinh thần học hỏi và thể hiện niềm yêu thích của các em qua nghệ thuật thơ ca, văn học.
Tổ chức sự kiện này không chỉ là một dịp để kỷ niệm và tôn vinh thơ ca Việt Nam mà còn là cơ hội để cộng đồng kết nối và chia sẻ giá trị văn hóa đặc sắc của quê hương. Đây cũng là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy tình yêu thơ ca và văn học trong xã hội, nhất là qua nghệ thuật vàng ngâm thơ, một biểu tượng của nền văn hóa đậm đà và sâu sắc của Việt Nam.
Ca sĩ Quốc Đại với tiết mục thơ “Gửi miền hạ” và ca khúc “Anh ở đầu sông, em cuối sông”
Các nghệ sĩ tham gia chương trình chụp ảnh lưu niệm
Được biết Ngày Thơ Việt Nam là ngày hội tôn vinh thành tựu thơ ca Việt Nam, được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm theo quyết định của Hội nhà văn Việt Nam, dưới sự đồng ý và chỉ đạo của Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương và Bộ Văn hóa-Thông tin Việt Nam. Lần đầu tiên, Ngày Thơ Việt Nam vào năm Quý Mùi (tức năm 2003) đã được tổ chức tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hà Nội.
Nguồn gốc của Ngày Thơ Việt Nam bắt nguồn từ bài thơ "Nguyên Tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mở ra nền tảng cho sự phát triển của lễ hội này. Trải qua 20 năm, Ngày thơ Việt Nam (rằm tháng Giêng) không chỉ trở thành ngày hội nhằm tôn vinh những giá trị tốt đẹp của thơ ca, được nhiều người chờ đợi, mà còn là nét văn hóa độc đáo
MM
Có thể bạn quan tâm
- Dàn diễn viên Đất Phương Nam ngày ấy, bây giờ
- Vừa ra MV Sốc nhiệt, Hoàng Yến Chibi bất ngờ công bố sẽ phát hành EP
- Chân dung nam ca sĩ "đông vợ con nhất làng nhạc Việt", 82 tuổi vẫn phong độ