Nhạc sĩ – NSƯT Bắc Sơn: "Rau đắng ngọt ngào" cho quê hương!

Vừa qua, trong không khí trao học bổng mang tên Nhạc sĩ – NSƯT Bắc Sơn được tổ chức tại rạp Công Nhân, đông đảo khán giả đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt những ca khúc mang âm hưởng dân ca của người nhạc sĩ tài hoa đã để lại cho đời nhiều giai điệu tuyệt đẹp.

“Còn thương rau đắng mọc sau hè” của nhạc sĩ Bắc Sơn là một bài hát về quê hương, khiến bất cứ người con xa quê nào mỗi khi nghe, lại thấy tâm hồn bâng khuâng, xao xuyến và nhớ quê da diết. “Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình nhớ lũy tre xanh dạo quanh không trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh”.

 Các sinh viên khóa 21/2 Trường ĐH Sân khấu Điên ảnh TPHCM và các nghệ sĩ: NSND Bạch Tuyết, NSƯT Thanh Kim Huệ, NSƯT Trịnh Kim Chi và NS Minh Hòa trong đêm trao học bổng Bắc Sơn

Vừa qua, trong không khí trao học bổng mang tên Nhạc sĩ – NSƯT Bắc Sơn được tổ chức tại rạp Công Nhân, đông đảo khán giả đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt những ca khúc mang âm hưởng dân ca của người nhạc sĩ tài hoa đã để lại cho đời nhiều giai điệu tuyệt đẹp.

NS Việt Hương trao tặng 10 triệu đồng ủng hộ quỹ học bổng của NS Bắc Sơn

Chính vì sự đồng điệu trong tâm hồn, nên dù nội dung những bài hát nói về miền tây, về tình mẹ và những món ăn dân dã của Nam Bộ vẫn khiến người xem liên tưởng đến quê mình, và dù có đi đâu xa, nghe ca khúc của ông vẫn cảm thấy như đang ở gần quê nhà. Và trong đêm nghệ thuật này, khán phòng càng ấm áp hơn với việc làm thật ý nghĩa, trao học bổng cho 20 em học sinh giỏi là con em nghệ sĩ, ca sĩ và công nhân hậu đài đang gặp hoàn cảnh khó khăn.

Gia đình cố nhạc sĩ Bắc Sơn trao tặng kỷ vật của ông cho bảo tàng sáp Việt

Tập đoàn An Nông, nơi có chủ tịch Hội đồng quản trị là con rễ của nhạc sĩ Bắc Sơn, anh đã xúc động trước tình cảm của công chúng dành cho cha vợ, “chúng tôi thực hiện di nguyện của ông với mong mỏi được góp phần mang lại cho các em học sinh giỏi là con em nghệ sĩ nghèo, có thêm điều kiện để tiếp tục đến trường” – ông Hoàng Hải đã phát biểu.

Ca sĩ Isaac trao học bổng cho trẻ em nghèo Long An và con nghệ sĩ nghèo

Riêng vợ ông – nghệ sĩ Bích Thủy đã cùng với chị mình là ca sĩ Hạ Châu (Đoàn Nghệ thuật quân khu 7) biểu diễn ca khúc “Sa mưa giông”, cùng với sự minh họa của vũ đoàn An Nông. Nhiều năm qua thương hiệu An Nông đã quen thuộc với bà con nông dân cả nước, khi hiệu ứng của thuốc bảo vệ thực vật mà công ty sản xuất đã mang lại cho tập đoàn lợi nhuận trong kinh doanh, để từ đó đóng góp cho xã hội 10 tỷ đồng trong năm 2016, nhằm giúp đỡ người nghèo và trao học bổng cho những mảnh đời bất hạnh.

NS Bích Phượng và Hạ Châu

Nhạc sĩ Bắc Sơn là một nhạc sĩ chuyên viết về chủ đề quê hương. Các ca khúc nổi tiếng của ông mang âm hưởng dân ca Nam bộ như Còn thương rau đắng mọc sau hè, Em đi trên cỏ non, Còn thương góc bếp chái hè, Sa mưa giông... Ca khúc Còn thương rau đắng mọc sau hè được ông viết làm nhạc nền cho vở kịch truyền hình “Bếp lửa ấm” phát trên đài Truyền hình Sài Gòn năm 1974. Người đầu tiên thể hiện ca khúc này là ca sĩ Hoàng Oanh nhưng ca khúc chỉ trở nên nổi tiếng sau khi được ghi âm bởi ca sĩ Hương Lan. Theo chia sẻ của một số văn nghệ sĩ, nhạc sĩ Bắc Sơn lấy cảm hứng từ bài thơ “Rau đắng đất” của nhà thơ Nguyệt Lãng để viết nên ca khúc này. Đó là sự đồng điệu trong tâm hồn của những người nghệ sĩ. Sinh thời, nhạc sĩ Bắc Sơn và nhà thơ Nguyệt Lãng có một mối giao tình văn nghệ khá tốt.

NSUT Thanh Kim Huệ

Trong cuộc đời của mình, nhạc sĩ Bắc Sơn đã viết khoảng 500 bài hát, tham gia diễn xuất trong khoảng 60 phim điện ảnh và là tác giả của 80 kịch bản phim. Ông luôn coi điện ảnh là đam mê còn âm nhạc là duyên nợ. Ông được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1997.

Đạo diễn Thanh Hiệp và DV Huỳnh Quý

“Canh rau đắng đất ăn rất ngon và thanh nhiệt, khi ăn sẽ có vị đăng đắng, khi nuốt qua cổ họng sẽ thấy vị ngọt thanh. Nhưng nếu không biết cách nấu, rau đắng đất sẽ rất đắng, không thể ăn nổi. Canh rau đắng đất thường nấu với thịt băm, cá lóc hay tép. Canh có vị đắng đắng, ngọt ngọt và hơi béo. Đối với người miền Tây, canh rau đắng đất mang một hương vị thân quen không thể nào quên. Trong những ngày hè nắng gắt, ăn một bát canh rau đắng, thấy bao nhiêu nóng bức, mệt nhọc tan biết hết. Ca dao có câu:

“Rau đắng nấu với cá trê

Ai đi lục tỉnh thì mê không về”

NS Anh Vũ, Thiên Thanh

NS Hát bội Minh Hòa, Trường Lộc và các sinh viên ĐH Sân khấu Điện ảnh TPHCM với tiết mục mở màn đêm diễn

Đặc biệt, trong đêm diễn, các diễn viên: Cao Mỹ Châu, Quách Cung Phong, Huỳnh Quý, Chấn Cường, Kiều My, Trúc Đào, Thịnh Phạm…đã diễn vở kịch “Mẹ ngồi sàng gạo” do nhạc sĩ Bắc Sơn sáng tác. Vở kịch gây xúc động người xem về nhân nghĩa ở đời mà nhạc sĩ đã gửi gắm vào câu chuyện kịch.

 Các diễn viên của CLB Sân khấu Lạc Long Quân trong vở kịch ngắn "Mẹ ngồi sàn gạo"

Tham gia đêm diễn còn có các nghệ sĩ đã đến với đêm diễn bằng tấm lòng thiện nguyện như: NSND Bạch Tuyết, Danh hài Việt Hương, NSƯT Thanh Kim Huệ, Kim Tử Long, Danh hài Anh Vũ, ca sĩ Trang Mỹ Dung, Bích Phượng, Hạ Châu, Bích Thủy, Hạnh Nguyên, Isaac, Hoàng Minh Phi, NS Tâm Tâm, Bình Tinh, Nhật Minh, diễn viên điện ảnh Quách Cung Phong, diễn viên Chấn Cường, Cao Mỹ Châu, Huỳnh Quý, Trúc Đào, Kha Kiều My và CLB Sân khấu Lạc Long Quân – vũ đoàn An Nông – vũ đoàn Vầng trăng, MC Nhà báo Thanh Hiệp và NSƯT Trịnh Kim Chi. Tất cả đã góp phần làm nên một đêm diễn nghệ thuật đầy ấn tượng.

Bài và ảnh: Hoàng Thuận

Bắc Sơn