Những hình ảnh hiếm có trong phim của cố Đạo diễn – Nghệ sĩ ưu tú Lê Dân!

Đạo diễn, NSƯT Lê Dân đã qua đời lúc 11h30 ngày 26/2/2016 tại nhà riêng. Lễ viếng từ sáng 27/2 đến 28/2/2016, tại nhà riêng ở 123/30 Phan Văn Hớn, KP4, P. Tân Thới Nhất, Q.12, TPHCM.

Lễ động quan vào lúc 6h sáng ngày 29/2/2016. Lễ di quan tiến hành lúc 6g sáng ngày 1-3, an táng tại nghĩa trang Bình Dương.

Đạo diễn, NSƯT Lê Dân tên thật là Lê Hữu Phước, ông sinh năm 1928 trong một gia đình trí thức ở Tây Ninh. 

Điện ảnh không phải là lựa chọn đầu tiên của đạo diễn Lê Dân. Khi còn trẻ, ông theo học trường Pétrus Ký ( Sài Gòn ), cậu bé Lê Hữu Phước là một học sinh nổi bật trong môn triết học. Năm 1946, ông du học tại Pháp, mục đích ban đầu của ông là theo đuổi môn kinh tế học, nhưng ở Pháp thời điểm ấy, nếu muốn vậy phải hoàn tất khoa Luật trước, thế là ông theo ngành Luật. Thế nhưng đạo diễn Lê Dân đến với nghệ thuật thứ 7 rất bất ngờ, "LHP Cannes 1950, có một chàng trai Việt Nam vào giữa lễ hội Carnaval tưng bừng trên đường phố, chứng kiến cuộc diễu hành của các xe hoa tuyệt đẹp và bị quyến rũ bởi ánh sáng kỳ diệu trong khán phòng chiếu phim..." ( trích trong hồi ký "Đường vào điện ảnh" của đạo diễn Lê Dân ).

Phim Hồi chuông Thiên Mụ

Chương trình học của ông càng nặng thêm khi ông quyết định ghi danh một lúc hai trường điện ảnh tại Paris là Học viện Cao đẳng Điện ảnh và Học viện Nghiên cứu Điện ảnh. Được kết nạp vào Đảng cộng sản Pháp, và vì những hoạt động chính trị, ông bị trục xuất về Việt Nam năm 1952. 

Năm 1956, ông có dịp thực tập tay nghề khi được mời làm phụ tá cho đạo diễn Pháp Marcel Camus trong phim Tử nạn trong chuyến buôn lậu và cho đạo diễn Joseph L.Mankiewiez trong phim Người Mỹ trầm lặng. Bộ phim đầu tay của ông là Hồi chuông Thiên Mụ (năm 1957). Ông đã đưa tên tuổi Kiều Chinh thành một ngôi sao. Sau đó ông đã làm các bộ phim như: Loan mắt nhung (1970), Tình Lan và Điệp (1971), Sau giờ giới nghiêm (1972), Nhà tôi (1972), Hồng Yến (1972), Hoa mới nở (1973), Xóm tôi (1974), Trường tôi (1974)…và với phim Trần Thị Diễm Châu, đạo diễn Lê Dân đã giới thiệu gương mặt “Người đẹp Tây Đô” Băng Châu đến với điện ảnh.

Đạo diễn Lê Dân hướng dẫn nữ nghệ sỹ Thanh Nga khi tham gia bộ phim Loan mắt nhung

Thanh Nga trong phim Tình Lan và Điệp

Phim Sau giờ giới nghiêm

Đạo diễn Lê Dân hướng dẫn Băng Châu diễn xuất trong Trần Thị Diễm Châu

Cùng các nghệ sỹ tham dự một chuyến đi từ thiện

Áp phích phim Nhà tôi

Áp phích phim Hoa mới nở

Sau năm 1975, ông vẫn ở lại Việt Nam. Bộ phim đầu tiên sau năm 1975 tạo được dấu ấn của đạo diễn Lê Dân là Con Mèo nhung, phim thuộc thể loại phim hình sự, có tiết tấu nhanh.

Thanh Thúy trong phim Người con gái đất đỏ

Có thể nói, tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp điện ảnh của ông sau năm 1975 là bộ phim Xương Rồng đen. Một bộ phim xúc động, có nhiều cảnh quay đẹp, đồng thời giới thiệu được gương mặt đầy triển vọng - Việt Trinh - mà không lâu sau đó đã vụt sáng thành ngôi sao.

Các phim khác ông thực hiện sau năm 1975 là: Trang giấy mới (1977), Cánh đồng mơ ước, Pho tượng (1982) - Đoạt giải Đặc biệt LHPVN lần 6, Hai chị em (1988), giải A Hội điện ảnh VN 1993, tham dự nhiều LHP quốc tế., Áo trắng sân trường (1994), Người con gái đất đỏ (1995) - Giải đặc biệt của Bộ Nội vụ 1996…Tham gia thực hiện các phim truyền hình: Ông cố vấn (1994), Cội nguồn, Ngoại tình (phim do TFS sản xuất).

Phim điện ảnh cuối cùng của người đạo diễn tài danh  này là Những bức thư từ Sơn Mỹ (2010).

Theo MASK

Lê Dân